Nét đẹp kiến trúc cổ nhất Nam Kỳ Lục tỉnh

Nhà Thờ Cái Mơn

Nằm giữa vùng đất Cái Mơn, Nhà thờ Cái Mơn không chỉ là một công trình kiến trúc hơn 180 năm tuổi mà còn là biểu tượng gắn liền với văn hóa và tín ngưỡng Công giáo ở Bến Tre. Được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic cổ kính, nhà thờ gây ấn tượng với vẻ uy nghiêm, những đường nét tỉ mỉ và khuôn viên xanh mát bao quanh. Đây là nơi lưu giữ lịch sử văn hóa, đồng thời là điểm dừng chân đầy thanh tịnh cho du khách muốn khám phá khu vực Chợ Lách.

Nhà thờ khởi tiên từ 1702

Nhà thờ Cái Mơn, một trong những nhà thờ cổ xưa nhất Việt Nam, nằm tại xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Đây là trung tâm truyền giáo của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi chứng kiến sự phát triển của đạo Công giáo ngay từ những năm đầu thế kỷ 18. Mặc dù miền Tây Nam Bộ không phải là khu vực có mật độ giáo dân đông đảo, nhưng Cái Mơn vẫn là điểm sáng đặc biệt với bề dày lịch sử, nơi các thừa sai Pháp và Tây Ban Nha tái hiện phong trào giảng đạo và giáo dục văn hóa.

Ban đầu, giáo dân từ Phú Yên di cư vào Nam để tránh các cuộc cấm đạo gắt gao của chúa Nguyễn. Họ đã đến vùng đất Cái Mơn và lập nên các họ đạo từ năm 1702. Năm 1803, nhà thờ đầu tiên được dựng lên tại “xóm ông Bái” — tuy nhiên, hiện nay không xác định được địa điểm chính xác.

1702

Giáo dân từ Phú Yên di cư vào Nam để tránh các cuộc cấm đạo gắt gao của chúa Nguyễn.

1803

Công trình nhỏ thô sơ được dựng lên tại xóm ông Bái, là nơi để giáo dân dự lễ khi có cha đến thăm.

1854

Cha Phêrô Tám cùng giáo dân xây dựng tại xóm Rạch Ông Mầu  với thiết kế bằng cây, vách ván, lợp lá.

1872

Cha Gernot đã cho xây dựng nhà thờ bằng vật liệu kiên cố tại vị trí hiện nay.

Nhà thờ Cái Mơn được xây dựng trước cả Nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn, 1877–1880) và Nhà thờ Lớn Hà Nội (1884–1888), khiến nơi đây trở thành một trong những công trình Công giáo được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam.

Tham quan triển lãm trực tuyến

Nhà thờ Cái Mơn không đồ sộ hay cầu kỳ như Nhà thờ Đức Bà hay các nhà thờ lớn khác, nhưng lại duyên dáng nhờ sự hài hòa với thiên nhiên xung quanh. Công trình mang lối kiến trúc đơn giản, những đường nét mềm mại và cân đối, đặc biệt được bao quanh bởi màu xanh mướt của những khu vườn hoa trái đặc trưng của vùng đất trù phú Chợ Lách — nơi được mệnh danh là “thủ phủ cây kiểng và hoa trái” của Đồng bằng sông Cửu Long.

Hoạt động đang diễn ra

Lễ hội Hoa kiểng
Chợ Lách năm 2025

Chợ Hoa Chợ Lách họp sôi động vào dịp Tết, nơi hàng nghìn loài hoa và cây kiểng được bày bán từ khắp miền Tây. Đây là nơi hội tụ những bàn tay tài hoa của người dân làng nghề kiểng lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Từ những cây bonsai nghệ thuật đến các giống hoa độc đáo, Chợ Hoa Chợ Lách không chỉ mang đến không gian rực rỡ sắc màu mà còn là dịp để cảm nhận nét văn hóa truyền thống của làng hoa miền sông nước.